Không phải Margiela, ai mới thực sự là mẹ đẻ của giày Tabi mũi xẻ?

Bên cạnh Mary Janes, thiết kế giày Tabi của Maison Margiela đã khuynh đảo thế giới thời trang năm 2023 với phần mũi xẻ làm đôi tựa móng động vật, định hình một xu hướng mới trong lòng giới mộ điệu.

Mặc cho độ phủ sóng đầy ấn tượng, nhưng có một thực tế đáng chú ý là ngày càng ít người nhớ đến nguồn gốc văn hóa phong phú của thiết kế giày Tabi. Và xin nhắc lại, chúng không đến từ Martin Margiela.

Giày tabi bây giờ

Ảnh: Pinterest

Từ đôi vớ xứ hoa anh đào

Giày Tabi không phải là một phát minh mới mẻ của thế giới phương Tây đương đại mà thực tế, nó đã có cho mình một chặng lịch sử dài từ những buổi đầu Nhật Bản. Gốc rễ của giày có thể bắt nguồn từ một thuật ngữ khác từ Nhật Bản là “tanbi” (単皮), có nghĩa là “da đơn”, gợi đến một loại giày da làm từ da động vật để bước đi ngoài trời. 

Cho đến bắt đầu thời kỳ Heian (794–1185 CN), thuật ngữ Tabi (足袋) ra đời và được gọi rộng rãi, nghĩa là đôi vớ với thiết kế mũi xẻ dần xuất hiện trong nhiều tư liệu. Đây là mẫu vớ được phát triển giúp người mang có thể kết hợp với những đôi dép hoặc guốc mộc xỏ ngón: zori phiên bản trang trọng hoặc geta bình dân hơn. Có thể xuất phát điểm, thiết kế xẻ đôi ngón chân cái với phần còn lại này lấy cảm hứng qua việc quan sát móng một số loài động vật như hươu, dê, nai… Nhưng điều thú vị thay, nó còn mang lại những lợi ích đặc biệt cho người dùng với khả năng tạo ra sự cân bằng tốt hơn, hỗ trợ khả năng phản xạ và nâng cao tinh thần minh mẫn của người mang.

giày  tabi ngày xưa

Ảnh: Pinterest

Thời gian đầu, giày Tabi chỉ được xem là phụ kiện dành cho tầng lớp thượng lưu vì khan hiếm nguyên vật liệu. Nhưng nhờ giai đoạn thương mại với Trung Quốc nở rộ sau đó, chúng dần trở nên phổ biến hơn trong xã hội với mọi giai cấp. Tầng lớp samurai thoải mái với mọi màu sắc, miễn không là tím và vàng của giới thượng lưu, riêng thường dân đặc biệt chỉ được sử dụng màu xanh lam, chàm để phân biệt.

Pinterest tabi dép

Ảnh: Pinterest

Hô biến văn hóa phương Đông ngay tại màn ra mắt thương hiệu tabi

Trước khi thành lập nhãn hiệu Maison Martin Margiela vào năm 1988, NTK tài năng Martin Margiela đã trải qua một thời kỳ hoạt động đáng chú ý với vai trò trợ lý cho Jean Paul Gaultier, nơi ông không chỉ học hỏi mà còn phát triển những kỹ năng của mình, trong đó có thiết kế giày.

Xu hướng thời trang

Jennie (BLACKPINK) mang xu hướng tất đỏ trở lại cuộc đua phong cách

 

Ý tưởng ra mắt mẫu giày Tabi đã dần thành hình sau chuyến đi khám phá văn hóa Nhật Bản của Martin Margiela và với ý định sẽ ra mắt ngay trong BST đầu tiên của mình. Nhưng mặc cho những kinh nghiệm trước đó, một trở ngại lớn khác xuất hiện: Không có thợ đóng giày nào sẵn lòng đầu tư và sản xuất thiết kế mũi xẻ độc đáo mà ông đề xuất. Thiết kế Tabi với hình dáng quá đỗi khác biệt, đã trở thành một thách thức đối với các xưởng sản xuất thời bấy giờ.

Margiela Spring Summer 1989

Ảnh: Margiela

Thiết kế Margiela Xuân hè 1989

Ảnh: Margiela

Nhưng số phận đã sắp đặt, chính Geert Bruloot, nhà bán lẻ đầu tiên nhìn thấy tiềm năng và đã dự trữ ngay những đôi giày tại cửa hàng Cocodrillo ở Antwerp, đồng thời giới thiệu ông với thợ đóng giày tương lai của mình: nghệ nhân người Ý mang tên Zagato. Theo Bruloot, ông đã cho ông Zagato xem nguyên mẫu Tabi trong bữa tối và mắt người thợ đóng giày dần sáng lên như thấy được điều gì đó.

Margiela thiết kế tabi

Ảnh: Margiela

Vào mùa Hè năm 1988, Martin Margiela đã chính thức ra mắt BST Xuân-Hè 1989 đầu tiên tại Café de la Gare ở Paris, với tên gọi “Deconstruction and Interpretation”. Để khán giả tập trung vào các thiết kế người mẫu, Margiela để các người mẫu không mặc áo, gương mặt thật bình thường hoặc quấn quanh mặt vải chiffon. Vải trắng được sử dụng nhiều để nổi bật được từng chi tiết dưới ánh sáng, dù là đường chỉ hay bất kỳ lỗi nào trên chất liệu vải – một phong cách triệt để phản ánh quan điểm thiết kế của ông.

Kết thúc buổi biểu diễn, các người mẫu xuất hiện trong những chiếc áo khoác phòng thí nghiệm trắng, tương đồng với đồng phục của đội ngũ làm việc của Margiela, bước đi với những đôi giày nhúng trong sơn đỏ. Những hình thù kỳ lạ đầy khắp căn phòng, không phải dấu chân mà cũng không phải dấu móng vuốt khiến khán giả tập trung và đạt được ý niệm riêng của NTK. “Tôi nghĩ khán giả sẽ chú ý đến đôi giày mới. Và điều gì còn rõ ràng hơn dấu chân của nó nữa?” – Margiela chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi tại MoMu, Antwerp.

maison margiela Xuân hè 1989

Ảnh: BST Maison Margiela Xuân-Hè 1989

 

Ngày nay, thiết kế mũi xẻ đã trở thành một phần thiết yếu trong ngôn ngữ thời trang không đương đại Margiela. Nhà mốt này ngày càng mở rộng bộ sưu tập với đủ loại kiểu dáng khác nhau: từ boots, giày lười cho đến những đôi giày ballet đế bằng. Thiết kế nhanh chóng lan rộng và đặc biệt được yêu thích bởi những người nổi tiếng và giới mộ điệu thời trang.

maison margiela

Zendaya. (Ảnh: Getty Images)

Ảnh: Pinterest

Ảnh: Pinterest

Link nội dung: https://phunuvangaynay.com/khong-phai-margiela-ai-moi-thuc-su-la-me-de-cua-giay-tabi-mui-xe-26367.html