Mới đây nhất là trường hợp bệnh nhân nữ (30 tuổi, ở Thanh Hóa)
Lý tưởng mỗi lần chỉ nên hút mỡ tương đương 2-3% trọng lượng cơ thể.
Ai không nên hút mỡ?
TS. Hiền khuyến cáo những đối tượng chống chỉ định hút mỡ bao gồm:
- Người có bệnh tim mạch nặng, rối loạn đông máu nghiêm trọng hoặc đang được điều trị thuốc chống đông không thể ngừng điều trị (trong trường hợp thay van tim, rung nhĩ, viêm tắc tĩnh mạch sâu hay huyết khối mạch phổi).
- Phụ nữ có thai.
- Người mắc các bệnh lý ảnh hưởng tới quá trình lành vết thương như một số bệnh lý nhiễm trùng hay đái tháo đường.
- Thể chất bệnh nhân kém hoặc đã trải qua chế độ ăn kiêng ngay trước đó.
- Có tiền sử phẫu thuật trước đó trong ổ bụng hoặc tiền sử mổ lấy thai là những trường hợp chống chỉ định tương đối. Ngoài ra, cần chú ý các bệnh nhân có tiền sử sẹo lồi, phải hết sức thận trọng khi chỉ định hút mỡ ở những bệnh nhân này.
- Bệnh nhân béo phì có BMI > 30 có nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng và nguy cơ tử vong cao hơn do thường hút mỡ khối lượng lớn
- Bệnh nhân kỳ vọng không thực tế, hoặc mong muốn hút mỡ để giảm cân.
Hiện nay, một số trang mạng quảng cáo về việc hút mỡ giảm béo, trong đó hình ảnh cắt bỏ cả mảng mỡ trong quá trình giảm béo hoặc tạo hình thành bụng thường được sử dụng để minh họa, tuy nhiên theo TS. Hiền, mức độ chính xác của chúng phụ thuộc vào loại thủ thuật và nguồn gốc hình ảnh.
"Một số hình ảnh cắt bỏ cả mảng mỡ trên mạng có thể đúng trong trường hợp phẫu thuật tạo hình thành bụng, khi cả da và mỡ thừa được loại bỏ. Song nhiều hình ảnh đã được chỉnh sửa hoặc phóng đại để thu hút sự chú ý, không phản ánh đúng quá trình hút mỡ hoặc giảm béo thông thường" - TS.BS Đỗ Thị Thu Hiền thông tin.
Link nội dung: https://phunuvangaynay.com/nhung-bien-chung-nguy-hiem-khi-hut-mo-giam-beo-29547.html