Sau nhịp đi ngang trong ngày hôm qua (2/7), xu hướng tăng diễn ra đồng loạt tại các thương hiệu kinh doanh trong phiên 3/7. Cập nhật lúc 15 giờ 30 phút ngày 3/7, các thương hiệu kinh doanh niêm yết giá mua vào vàng miếng phổ biến ở mức 119,3 triệu và giá vàng miếng bán ra là 121,3 triệu đồng. So với giá chốt phiên 2/7, giá giao dịch vàng miếng tăng 600 nghìn đồng mỗi chiều.
Trong khi đó, tại khu vực phía Nam, Ngọc Thẩm là thương hiệu duy nhất giảm 500 nghìn đồng mỗi lượng đối với giá giao dịch vàng miếng SJC. Trong khi đó, Phú Quý và Mi Hồng là hai thương hiệu ghi nhận giá bán ra tăng mạnh hơn giá mua vào.
Theo sát thị trường vàng miếng, các hệ thống kinh doanh lớn cũng nâng giá mua, bán vàng nhẫn “4 số 9” so với phiên hôm qua (3/7), tuy nhiên mức độ tăng có xu hướng phân hoá.
Mở cửa phiên sáng, Công ty SJC đặt giá mua vào vàng nhẫn ở mức 114,3 triệu và giá vàng nhẫn bán ra ở mức 116,8 triệu, tăng 300 nghìn đồng mỗi chiều so với phiên hôm qua (2/7).
Sang phiên chiều, thương hiệu này tiếp tục tăng thêm 200 nghìn đối với cả hai chiều mua và bán, niêm yết tại 114,5 triệu – 117 triệu đồng. Tính đến 15 giờ 30 phút, Công ty SJC vẫn giữ nguyên mức giá giao dịch trên.
Cập nhật lúc 15 giờ 30 phút ngày 3/7, Công ty PNJ tăng 300 nghìn đồng đối với chiều mua và tăng 400 nghìn đồng đối với chiều bán, niêm yết giá mua, bán tại 114,8 triệu – 117,4 triệu đồng. Đây cũng là thương hiệu duy nhất ghi nhận chiều bán ra tăng mạnh hơn chiều mua vào, kéo chênh lệch giá mua, bán lên 2,6 triệu đồng.
Trong phiên 3/7, Phú Quý ghi nhận 3 lần điều chỉnh tăng liên tiếp đối với giá vàng nhẫn “4 số 9”. Mở cửa phiên sáng, Phú Quý niêm yết giá mua, bán vàng nhẫn ở mức 114,2 triệu – 117,2 triệu đồng/lượng, tăng nhẹ 100 nghìn đồng mỗi chiều. Tính đến 15 giờ 30 phút ngày 3/7, thương hiệu này tiếp tục tăng thêm 300 nghìn đồng đối với chiều mua và chiều bán, niêm yết giá mua, bán tại 114,5 triệu – 117,5 triệu đồng.
Tại thị trường thế giới, cập nhật lúc 15 giờ ngày 3/7, hợp đồng giá vàng giao ngay giảm nhẹ 0,08%, tiến lên mốc 3.354,5 USD/oz.
Theo tỷ giá Vietcombank (đã bao gồm thuế và phí...), chênh lệch giữa giá vàng miếng và giá vàng thế giới phổ biến ở mức 13,06 triệu đồng/lượng. Với vàng nhẫn “4 số 9”, tùy từng thương hiệu, khảong cách này dao động từ 8,86 – 10,86 triệu đồng/lượng. Ngọc Thẩm ghi nhận mức chênh thấp nhất, ở mức 2,86 triệu đồng/lượng.
Tính đến 15 giờ 30 phút ngày 3/7, Công ty DOJI đặt giá giao dịch vàng nhẫn ở mức 116 triệu – 118 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 600 nghìn đồng mỗi chiều so với giá chốt phiên hôm qua (2/7).
Bảo Tín Minh Châu cũng ghi nhận 2 lần điều chỉnh tăng trong phiên hôm nay. Mở cửa phiên sáng, Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá mua, bán vàng nhẫn tròn trơn ở mức 115,8 triệu – 118,8 triệu đồng, tăng 300 nghìn đồng mỗi chiều so với giá chốt phiên 2/7.
Sang phiên chiều, thương hiệu này niêm yết giá mua vào vàng nhẫn ở mức 116,2 triệu và giá vàng nhẫn bán ra là 119,2 triệu đồng, tăng thêm 400 nghìn đồng mỗi chiều. Đây cũng là thương hiệu ghi nhận mức điều chỉnh tăng mạnh nhất trên thị trường, kèm theo chênh lệch giá mua, bán ở mức cao là 3 triệu đồng.
Tính đến 15 giờ 30 phút ngày 3/7, Bảo Tín Mạnh Hải niêm yết giá vàng nhẫn ép vỉ Kim Gia Bảo ở mức 116,2 triệu – 119 triệu đồng/lượng. So với giá chốt phiên 2/7, giá giao dịch vàng nhẫn tại thương hiệu này cũng tăng 700 nghìn đồng mỗi chiều.
Tại TP. Hồ Chí Minh, Ngọc Thẩm vẫn giữ giá giao dịch ở mức 108,3 triệu – 110,5 triệu đồng (mua – bán) trong phiên sáng. Cập nhật lúc 15 giờ 30 phút ngày 3/7, thương hiệu này tăng 500 nghìn mỗi chiều, niêm yết giá mua, bán tại mức 108,8 triệu – 111 triệu đồng.
#box1751531201684{background-color:#8ec793}
Link nội dung: https://phunuvangaynay.com/mot-doanh-nghiep-dieu-chinh-giam-gia-mua-ban-vang-mieng-sjc-38975.html