6 thói quen đi bộ có hại cần từ bỏ ngay

SKĐS - Một số thói quen khi đi bộ có thể gây áp lực quá mức lên cơ, khớp, gây đau đớn, chấn thương...
Mẹo đi bộ để đốt cháy mỡ nội tạng

SKĐS - Đi bộ là bài tập hiệu quả, cường độ thấp giúp giảm mỡ nội tạng. Vậy nên đi bộ thế nào để đạt được hiệu quả này?

Những thói quen đi bộ có hại nên từ bỏ ngay bây giờ:

1. Bước quá dài

Sải chân quá mức khi người tập bước những bước chân quá dài trong khi đi bộ, sẽ gây áp lực lên các khớp, theo thời gian sẽ làm tăng nguy cơ gây đau cẳng chân, viêm cân gan chân và đau đầu gối.

Nên: Thực hiện những bước ngắn hơn, tự nhiên hơn với tốc độ thoải mái nhất mà bạn có thể kiểm soát được.

6 thói quen đi bộ có hại cần từ bỏ ngay- Ảnh 2.

Sải chân quá mức có thể dẫn đến việc gót chân chạm đất gây áp lực quá mức lên các khớp.

2. Cúi người/nghiêng về phía trước

Tư thế xấu, khom lưng hay nghiêng người quá xa về phía trước, có thể gây áp lực không cần thiết lên vai, cổ và lưng. Theo thời gian, thói quen này có thể ảnh hưởng đến cột sống, làm giảm hiệu quả của các bài tập đi bộ. Khi khom lưng hoặc nghiêng về phía trước, người tập sẽ tăng khả năng bị đau lưng, đau đầu và mệt mỏi.

Nên: Khi đi bộ, hãy đứng thẳng và kéo dài 8 sai lầm khi đi bộ trên máy làm hỏng buổi tập8 sai lầm khi đi bộ trên máy làm hỏng buổi tậpĐỌC NGAY

5. Đi bộ với dáng đi không đối xứng

Dáng đi không cân xứng xảy ra khi đi bộ với sải chân không đều hoặc chân trái nghiêng về phía chân phải (hoặc ngược lại). Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như khó chịu ở hông, đau đầu gối và căng cơ lưng dưới.

Nên: Đứng thẳng, thả lỏng vai, cằm hướng lên và song song với mặt đất.

6. Không kích hoạt phần cốt lõi

Việc kích hoạt phần cốt lõi cơ thể khi đi bộ là rất quan trọng. Không sử dụng các cơ cốt lõi có thể dẫn đến tư thế xấu, đau lưng.... Khi sử dụng các cơ cốt lõi, có thể duy trì tư thế tốt hơn, tạo ra nhiều sức mạnh hơn và giảm nguy cơ chấn thương.

Nên: Giữ bụng hơi hóp vào khi đứng thẳng. Điều này có thể giúp cơ bụng của bạn hỗ trợ tốt hơn cho phần thân và cột sống.

Tư thế đi bộ đúng

Tư thế đúng không chỉ giúp đi bộ dễ dàng hơn và ngăn ngừa chấn thương mà còn giúp thở và di chuyển hiệu quả hơn:

- Đứng thẳng, giữ đầu thẳng và không nhô ra phía trước cơ thể vì điều này có thể gây căng thẳng cho lưng hoặc cổ.

- Mắt hướng về phía trước.

- Giữ vai thẳng, hạ xuống, thả lỏng hai cánh tay và chuyển động tự do hai bên.

- Giữ cơ bụng săn chắc và xương chậu ở trạng thái trung tính. Đảm bảo lồng ngực thẳng hàng với xương chậu, hông, đầu gối, mắt cá chân và ngón chân thứ hai cũng thẳng hàng. Điều này có thể giúp tránh căng cơ nửa dưới.


Xem thêm video đang được quan tâm:

Nên đi bộ bao nhiêu km mỗi ngày để cơ thể khỏe đẹp?