Theo Thạc sĩ, Bác sĩ
Đặc điểm điển hình của mất ngủ do rối loạn nội tiết tố
Thạc sĩ, Bác sĩ Đào Thị Mỹ Vân - Giám đốc chuyên môn Phòng khám Drip Hydration Việt Nam
1. Những hormone ảnh hưởng đến giấc ngủ
Bác sĩ Đào Thị Mỹ Vân cho biết: Giấc ngủ chịu tác động mạnh mẽ từ hệ thống nội tiết. Một số hormone chủ chốt bao gồm:
- Estrogen (E2): Giữ vai trò điều hòa nhịp sinh học, duy trì giấc ngủ sâu (slow-wave sleep) và giảm số lần thức giấc giữa đêm. Suy giảm E2 trong thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh là nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ ở phụ nữ trung niên.
- Progesterone (P): Có tác dụng an thần tự nhiên. Khi giảm mạnh trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc thời kỳ mãn kinh, khả năng gây buồn ngủ suy yếu, dẫn đến khó ngủ.
- Melatonin: Là hormone của bóng tối, giúp điều chỉnh nhịp sinh học. Mức melatonin suy giảm theo tuổi tác và có thể bị ảnh hưởng bởi estrogen.
- Cortisol: Hormone stress, tăng cao vào ban đêm (do căng thẳng hoặc mất cân bằng trục HPA) có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
- Thyroid hormone (T3, T4, TSH): Rối loạn tuyến giáp ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, thường đi kèm với mất ngủ mạn tính và rối loạn lo âu.
2. Đặc điểm điển hình của mất ngủ do rối loạn nội tiết tố
Không giống mất ngủ do stress hay thói quen xấu, mất ngủ do rối loạn nội tiết tố có những biểu hiện rất đặc trưng, phản ánh sự bất ổn từ bên trong cơ thể.
Dưới đây là cách bác sĩ Vân hướng dẫn nhận diện đặc điểm điển hình của mất ngủ do rối loạn nội tiết tố:
2.1 Mất ngủ "tỉnh táo" – mệt nhưng không thể ngủ
Người bệnh mô tả trạng thái "tired but wired" – cảm giác rã rời thể chất nhưng đầu óc lại tỉnh như sáo. Đây là kết quả của mất cân bằng trục nội tiết tố - thần kinh (đặc biệt là cortisol và adrenaline), thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc đang chịu stress kéo dài.
2.2 Thức dậy giữa đêm kèm theo bốc hỏa, toát mồ hôi
Điểm nổi bật của mất ngủ do suy giảm estrogen là giấc ngủ bị gián đoạn bởi các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm. Đây là triệu chứng điển hình trong thời kỳ mãn kinh và là nguyên nhân chính khiến người bệnh không thể duy trì giấc ngủ sâu.
2.3 Chu kỳ thức dậy cố định về đêm (thường từ 2h – 4h sáng)
Sự rối loạn của trục HPA (Hypothalamic-Pituitary-Adrenal) và nhịp sinh học khiến người bệnh thường xuyên tỉnh giấc vào cùng một khung giờ mỗi đêm, sau đó rất khó ngủ lại. Điều này cho thấy melatonin không được sản xuất đúng thời điểm, và cortisol tăng bất thường về đêm.
2.4 Càng gần kỳ kinh hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh – triệu chứng càng nặng
Phụ nữ có thể nhận thấy mất ngủ gia tăng rõ rệt vào nửa sau chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong thời kỳ tiền mãn kinh, khi progesterone và estrogen giảm đột ngột. Đây là dấu hiệu cho thấy nguồn gốc nội tiết rõ rệt, phân biệt với mất ngủ do yếu tố môi trường.
2.5 Giấc ngủ nông, dễ bị đánh thức bởi tiếng động nhỏ
Sự thiếu hụt hormone, đặc biệt là estrogen, ảnh hưởng đến cường độ giấc ngủ sâu (slow-wave sleep), khiến người bệnh ngủ chập chờn, không hồi phục năng lượng và dễ bị tỉnh giấc.

Rối loạn nội tiết tố gây rối loạn giấc ngủ ở tuổi trung niên. Ảnh: Internet
3. Mất ngủ do nội tiết khác gì mất ngủ do căng thẳng hay thói quen xấu?
Để bạn dễ dàng hình dung và phân biệt, bác sĩ Đào Thị Mỹ Vân hướng dẫn cách phân biệt mất ngủ do nội tiết tố và mất ngủ do stress hoặc thói quen xấu như sau:
Tiêu chí | Mất ngủ do nội tiết tố | Mất ngủ do stress/ thói quen xấu |
Cảm giác | Mệt nhưng không ngủ được | Mệt và căng thẳng rõ rệt |
Giai đoạn | Gắn với chu kỳ kinh, tiền mãn kinh | Bất kỳ thời điểm nào |
Đi kèm | Bốc hỏa, đổ mồ hôi, rối loạn kinh nguyệt | Lo lắng, căng cơ, tăng nhịp tim |
Giấc ngủ | Ngắn, nông, dễ tỉnh, thức dậy nhiều lần | Thường khó vào giấc nhưng ngủ sâu sau đó |
Tác động nội tiết được đo lường | Có thể đo nồng độ E2, P, FSH, TSH, melatonin | Không có thay đổi hormone đặc hiệu |
Cách nào cải thiện mất ngủ do rối loạn nội tiết tố?
Bác sĩ Đào Thị Mỹ Vân cho biết hiện nay có nhiều lựa chọn điều trị mất ngủ do rối loạn nội tiết tố, tùy thuộc vào tình trạng của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.
1. Hỗ trợ nội tiết tố tự nhiên (nếu chưa cần dùng thuốc)
- Thực phẩm giàu phytoestrogen như đậu nành, hạt lanh, mè, rau xanh giúp cân bằng estrogen nhẹ nhàng.
- Bổ sung magie, vitamin B6, omega-3: giúp hỗ trợ hệ thần kinh và điều hòa giấc ngủ.
- Tập yoga, thiền định hoặc các bài hít thở sâu trước khi ngủ: làm dịu hệ thần kinh, giảm cortisol ban đêm.
2. Điều chỉnh giấc ngủ theo nhịp sinh học
- Đi ngủ vào cùng một giờ mỗi tối để ổn định nhịp melatonin.
- Không sử dụng thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi ngủ.
- Giữ phòng ngủ mát mẻ (khoảng 19°C) để giảm bốc hỏa và hỗ trợ giấc ngủ sâu.
3. Hỗ trợ nội tiết bằng liệu pháp hormone thay thế (HRT – hormone replacement therapy)
- Liệu pháp estrogen và progesterone liều thấp có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ rõ rệt, đặc biệt nếu có triệu chứng đi kèm như bốc hỏa, rối loạn kinh nguyệt…
- Cần được kê đơn và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa nội tiết hoặc phụ khoa.
4. Sử dụng melatonin liều nhỏ (theo chỉ định)
- Nếu chu kỳ melatonin bị rối loạn (thường gặp sau tuổi 45), bổ sung melatonin liều thấp có thể hỗ trợ khởi đầu giấc ngủ, nhất là khi bị tỉnh giấc giữa đêm.
Lão hóa và rối loạn nội tiết thường thể hiện rõ ở tuổi trung niên, tuy nhiên bác sĩ Vân khuyến cáo nếu có biện pháp chăm sóc sức khỏe chủ động phù hợp và càng sớm càng tốt thì tình trạng này có thể được làm chậm. Qua đó, chất lượng sức khỏe và chất lượng sống của mỗi người sẽ được cải thiện rõ rệt.
Drip Hydration là thương hiệu chăm sóc sức khỏe chủ động ra đời tại Mỹ vào năm 2016, hiện đã có mặt tại 50 tiểu bang ở Mỹ, trên 100 thành phố lớn ở 20 quốc gia khắp 5 châu lục (trong đó có Việt Nam). Đến nay, Drip Hydration trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe chủ động yêu thích của nhiều nghệ sĩ, doanh nhân thành đạt. |
Phòng khám Drip Hydration Việt Nam