- Nối tóc bằng kẹp chì: sử dụng kẹp chì để nối tóc giả và tóc thật lại với nhau, tóc giả và tóc thật được luồn qua ống kẹp chì và bấm kẹp lại để nối với nhau.
- Nối tóc bằng bím keo: sử dụng nhựa thông hoặc sáp ong như một chất keo để gắn kết tóc giả và tóc thật.
- Nối bím: là gắn kết tóc thật và tóc giả với mối nối được tết từ hai phần tóc.
- Nối tóc bằng sợi fiberglass (sợi thủy tinh)
Có rất nhiều cách nối tóc khác nhau đáp ứng nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ.
2. Nối tóc đem đến những tác hại nào?- Khó chăm sóc và vệ sinh tóc: khi nối tóc thì chị em không thể gội sấy như thường ngày mà cần tỉ mỉ cẩn thận hơn nhiều lần. Nếu chăm sóc không đúng cách thì tóc sẽ rối, mất dáng tóc và tóc thật dễ dàng gãy rụng hơn. Gội đầu cho tóc vừa nối cũng khó hơn vì sẽ gây đau, gội không đúng cách tóc và da đầu sẽ yếu đi. Nhiều chị em chọn hạn chế gội vì sợ hỏng mối nói, việc này lại làm da đầu nhiều dầu hơn, tích tụ bụi bẩn.
Tóc nối khó chăm sóc và vệ sinh hơn bình thường vì sẽ làm tóc thật dễ gãy, tóc nối dễ rối.
- Tóc khô và dễ xơ rối, chẻ ngọn: sau khi nối tóc, các cô gái phải dặm lại keo thường xuyên để duy trì kết nối nữa tóc thật và tóc giả. Lớp keo này sẽ khiến tóc rối và khô xơ hơn. Ngoài ra, sự can thiệp của nhiệt độ cao khi các cô nàng thực hiện nối tóc cũng có thể khiến tóc dễ hư tổn.
Lớp keo nối tóc và nhiệt độ cao khi chăm sóc ở salon làm tóc dễ rối và khô xơ hơn.
- Tóc gãy rụng thường xuyên: lúc này tóc của nàng sẽ phải chịu một lực kéo đáng kể khi có thêm một lượng tóc nhất định được nối thêm vào tóc thật. Tóc thật sẽ bị giãn, mất độ đàn hồi và chân tóc yếu. Điều này vô tình làm da đầu dễ hư tổn, chân tóc cũng yếu đi và gãy rụng nhiều hơn.
Một trong những tác hại của nối tóc khiến nhiều chị em lo lắng là tóc bị gãy rụng thường xuyên.
- Tóc nối là nơi trú ẩn của nhiều vi khuẩn, nấm: khi vệ sinh không kĩ, da đầu sẽ dễ dàng trở thành môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn và sinh vật ẩn nấp. Chắc chắn chị em có thể gặp tình trạng gàu, nấm da đầu, viêm chân tóc. Bên cạnh đó, các vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào các mối nối. Vì tại những chỗ này tóc thường khó khô hoàn toàn. Từ mối nối, các vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào chân tóc thật và gây ngứa ngáy, khó chịu.
Gàu, nấm da đầu, viêm chân tóc là hoàn toàn có thể xảy ra khi chị em nối tóc.
- Tóc lâu mọc hơn và trông thiếu sức sống: nhiều chị em cho biết rằng sau khi thực hiện nối tóc thì tóc mọc lại rất lâu mặc dù bị rụng nhiều. Theo các chuyên gia làm đẹp, nối tóc là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình mọc tóc, khiến chúng mọc lại chậm hơn bình thường. Một số cô nàng sau khi gỡ mối nối và tháo bỏ phần tóc được nối ra còn phát hiện có những mảng da đầu không có tóc.
Theo các chuyên gia làm đẹp, nối tóc làm chậm quá trình mọc tóc nên tóc lâu mọc hơn, thiếu sức sống hơn.
- Khó chịu và không thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày: các mối nối tóc sẽ làm cho tóc dày, cộm và gây khó chịu cho chị em trong việc buộc tóc, gội, xả, sấy hàng ngày. Vì nếu không cẩn thận thì các mối nối sẽ bung ra phải đến salon sửa chữa, điều này cũng gây lãng phí tiền và công sức của nhiều cô nàng. Khi buộc tóc hàng ngày, chị em cũng phải thật cẩn thận để không làm bung mối nối và rụng tóc.
Nối tóc xong chị em lại khó buộc tóc hay gội sấy như thường ngày vì dễ rụng tóc hơn.
Nối tóc sẽ mang đến cho các cô gái mái tóc đẹp như ý với nhiều kiểu dáng tóc khác nhau. Thế nhưng tác hại của nó cũng rất nhiều, chị em khi làm đẹp cần lưu ý, cân nhắc thật kĩ để tránh hối tiếc về sau, vì mái tóc không chỉ biểu hiện vẻ đẹp mà còn là sức khỏe của mỗi người.