Nên gội đầu bao nhiêu lần mỗi tuần vào mùa hè để không làm tóc yếu?

SKĐS - Mùa hè với thời tiết nắng nóng, mồ hôi và bụi bẩn khiến nhiều người muốn gội đầu mỗi ngày để cảm thấy sạch sẽ, dễ chịu. Thế nhưng, gội quá thường xuyên làm tóc khô xơ, dễ gãy rụng. Vậy đâu là tần suất gội đầu hợp lý để vừa làm sạch da đầu, vừa bảo vệ mái tóc khỏi hư tổn trong mùa hè?

1. Vì sao mùa hè khiến tóc dễ bết và hư tổn hơn?

Mùa hè với thời tiết nóng nực, độ ẩm cao khiến nhiều người muốn gội đầu thường xuyên hơn để cảm thấy sạch sẽ, dễ chịu.

Ngoài ra, mùa hè cũng là thời điểm nhiều người đi bơi, đội mũ bảo hiểm, hoặc dùng các sản phẩm chống nắng cho tóc – tất cả đều có thể làm tóc tích tụ thêm hóa chất, bụi bẩn. Việc chọn cách gội đầu phù hợp lúc này đóng vai trò quan trọng để làm sạch mà không phá vỡ lớp màng bảo vệ tự nhiên của tóc và da đầu.

2. Gội đầu bao nhiêu lần mỗi tuần là hợp lý vào mùa hè?

Số lần gội đầu phù hợp sẽ phụ thuộc vào loại da đầu, mức độ đổ mồ hôi và thói quen sinh hoạt của mỗi người. Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu mùa hè ở Việt Nam, bạn nên duy trì tần suất gội đầu từ 2–4 lần mỗi tuần.

Với người có da đầu nhờn hoặc thường xuyên vận động ngoài trời, có thể gội từ 3–4 lần/tuần, nhưng cần chọn dầu gội dịu nhẹ, ít chất tẩy, không làm khô da đầu. Nên tránh dùng dầu gội trị gàu, làm sạch sâu quá thường xuyên vì chúng dễ khiến tóc mất độ ẩm tự nhiên.

Ngược lại, người có Nắng nóng khiến tóc nhanh bết và có mùi, khắc phục thế nào?Nắng nóng khiến tóc nhanh bết và có mùi, khắc phục thế nào?ĐỌC NGAY

- Bảo vệ tóc khỏi nắng và bụi bẩn: Khi ra đường, hãy đội mũ rộng vành hoặc mũ vải có lót lớp cotton hút ẩm. Tránh dùng mũ bảo hiểm chung mà không vệ sinh kỹ, vì bên trong nón có thể tích tụ mồ hôi, vi khuẩn từ nhiều lần sử dụng, khiến da đầu dễ bị viêm hoặc xuất hiện gàu. Nếu bạn phải đội mũ bảo hiểm thường xuyên, có thể lót một chiếc khăn mỏng bên trong để hút mồ hôi, giữ vệ sinh cho tóc tốt hơn.

- Chọn kiểu tóc phù hợp: Buộc tóc quá chặt hoặc dùng nhiều kẹp, chun cao su sẽ khiến da đầu bị bí, tăng tiết mồ hôi. Thay vào đó, nên búi tóc lỏng, tết nhẹ hoặc cột đuôi ngựa thấp để tăng độ thoáng khí. Những kiểu tóc này vừa gọn gàng, vừa hạn chế tóc tiếp xúc với da mặt – nơi thường tiết nhiều dầu, dễ làm tóc bết nhanh hơn.

- Sử dụng dầu gội khô vào những ngày không kịp gội đầu: Dầu gội khô có khả năng hút dầu thừa, làm tóc bồng bềnh hơn chỉ sau vài phút. Tuy nhiên, không nên lạm dụng – chỉ nên dùng tối đa 1–2 lần/tuần và cần gội sạch vào ngày hôm sau để tránh tình trạng bít tắc nang tóc. Song song đó, việc dùng xịt dưỡng tóc có chứa tinh dầu tự nhiên hoặc nước hoa tóc giúp mái tóc thơm mát cả ngày mà không cần gội quá thường xuyên.

- Chăm sóc tóc từ bên trong: Bổ sung đủ nước, ăn uống lành mạnh giúp cơ thể kiểm soát tiết dầu hiệu quả hơn. Các nhóm thực phẩm giàu kẽm, biotin, vitamin B như trứng, cá hồi, các loại hạt, rau xanh… đều hỗ trợ mái tóc chắc khỏe, hạn chế dầu nhờn, giúp tóc bồng bềnh tự nhiên, ít cần gội mà vẫn không bị bết hay có mùi khó chịu.

Tóc dầu có nên gội đầu hàng ngày không?Tóc dầu có nên gội đầu hàng ngày không?

SKĐS - Ngoài những vấn đề thường gặp như rụng tóc, gàu, rất nhiều người gặp phải tình trạng tóc bết dầu. Tóc dầu không chỉ gây khó chịu, mà còn để lại ấn tượng xấu với người đối diện. Vậy tóc dầu có nên gội đầu hàng ngày không?

Mời bạn đọc xem tiếp video:

Khắc phục nỗi ám ảnh rụng tóc ở phụ nữ | SKĐS