Năm nay, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, tình hình thế giới có nhiều biến động đã ảnh hưởng lớn đến thương mại và đầu tư toàn cầu, việc phục hồi kinh tế trở nên khó khăn hơn. Kinh tế Trung Quốc vẫn phát triển ổn định, 3 quý đầu năm nay, GDP tăng trưởng 5.2% so với cùng kỳ, nền kinh tế dần dần ổn định, chất lượng phát triển không ngừng được cải thiện nhưng cũng đứng trước nguy cơ tăng trưởng chậm lại. Trong những năm gần đây, Việt Nam là 1 trong những nước có tốc độ phát triển nhanh nhất Châu Á, nhưng cũng đang phải đối mặt với áp lực từ sự suy thoái kinh tế trong năm nay. Trước áp lực đó, chúng ta cần tăng cường hiểu biết và tìm kiếm sự hợp tác đôi bên cùng có lợi, Triển lãm hóa chất là cầu nối và là mắt xích quan trọng trong giao lưu giữa hai bên, mặc dù triển lãm bị gián đoạn 3 năm do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng chúng tôi rất vui mừng khi thấy số lượng đơn vị tham dự triển lãm năm nay tăng gấp 3 lần, đồng thời các doanh nghiệp hóa chất tại Việt Nam cũng tăng lên so với các năm trước. Mọi người hoàn toàn tin tưởng vào sự phát triển ổn định của quan hệ thương mại Trung – Việt.
Triển lãm hóa chất năm nay khác so với các năm trước, triển lãm năm nay ngoài ngành hóa chất, sơn và vật liệu phủ còn có thêm triển lãm về cao su và chất liệu kết dính. Triển lãm Quốc tế về chất kết dính và băng keo 2023 – Triển lãm Quốc tế cao su và săm lốp 2023 quy mô tổng thể đạt mức kỷ lục với 330 doanh nghiệp – 367 gian hàng. Đồng thời, số lượng đơn vị tham gia triển lãm trong ngành hóa chất Việt Nam, đặc biệt là ngành nhựa cũng tăng lên đáng kể. Tôi nghĩ đây là kết quả tất yếu của sự hợp tác sâu rộng giữa ngành hóa chất Trung Quốc và Việt Nam, cũng là ngày càng nhiều doanh nghiệp hóa chất Trung Quốc và Việt Nam ghi nhận triển lãm hóa chất của chúng tôi, triển lãm không những thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc mà còn thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp hóa chất Việt Nam.
Là bước đệm cho triển lãm, tại đây tôi sẽ giới thiệu với các bạn tình hình kinh tế ngành hóa chất và dầu khí Trung Quốc. Vài tháng trở lại đây, ngành công nghiệp hóa dầu phục hồi nhanh chóng, nguồn cung sản lượng tăng trưởng ổn định, nhu cầu thị trường dần dần phục hồi. Ngày 15 tháng 9, Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc đã công bố chỉ số 8 tháng đầu năm, giá trị gia tăng của ngành công nghiệp nguyên liệu hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 14.8% so với cùng kỳ, cao hơn 10.3% so với tốc độ tăng trưởng bình quân; từ tháng 1 đến tháng 8 quy mô ngành công nghiệp tăng trưởng 8.6% so với cùng kỳ, cao hơn 4,7% so với tăng trưởng bình quân. Đánh giá về hạng mục xây dựng và đầu tư sản xuất, hạng mục xây dựng ngành công nghiệp hóa chất trong quý II đạt 333,1 tỷ NDT, tăng 39% so với cùng kỳ, trong nửa đầu năm đầu tư vào sản xuất hóa chất tăng 13.9% so với cùng kỳ, cao hơn 5% so với đầu tư vào ngành công nghiệp toàn quốc. Nhưng chúng ta cũng phải nhận thấy do nhu cầu không đủ nên doanh thu và lợi nhuận của 1 số doanh nghiệp bị giảm sút, môi trường bên ngoài phức tạp, tính bất ổn gia tăng. Nhìn chung, ngành hóa dầu Trung Quốc có động lực phát triển mạnh mẽ, đặt nền móng cho sự phát triển trong tương lai.
Về thương mại XNK, theo số liệu báo cáo của hải quan, nửa đầu năm kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp hóa dầu Trung Quốc đạt 162,06 tỷ USD, giảm 5.6% so với cùng kỳ (nửa đầu năm ngoái tăng trưởng 24.6% so với cùng kỳ), kim ngạch nhập khẩu 314,3 tỷ USD giảm 8.7% so với cùng kỳ (nửa đầu năm ngoái tăng 30.7% so với cùng kỳ). Kim ngạch xuất nhập khẩu ngành hóa dầu đều giảm so với cùng kỳ, dẫn đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn ngành giảm 7.6%, thâm hụt thương mại giảm 11,7% so với cùng kỳ. Chúng tôi phân tích nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm là do giá dầu thô và các sản phẩm hóa dầu trên thị trường đều giảm mạnh so với cùng kỳ trong nửa đầu năm nay.
Việt Nam là thị trường quan trọng trong xuất khẩu các sản phẩm hóa chất Trung Quốc, kim ngạch thương mại ngành hóa chất Trung – Việt trong những năm gần đây đều tăng trưởng nhanh chóng. Những năm gần đây, sự bùng nổ đầu tư vào Việt Nam của nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tăng trưởng từng năm, bao gồm ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp da giầy, nội thất, dệt may, vật liệu xây dựng, thực phẩm và các ngành công nghiệp khác. Lựa chọn đặt nhà máy tại Việt Nam không chỉ tận dụng được lợi thế về nguồn lực, giá nhân công thấp mà còn có lợi thế trong việc vận chuyển nguyên liệu sản xuất, có nhiều chính sách ưu đãi, tận dụng lợi thế khu vực để phát triển thương mại. Theo thống kê, trong 3 năm từ 2020 đến 2022, tổng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đạt 7,88 tỷ USD, 7 tháng đầu năm 2023, tổng vốn đăng ký đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam vượt quá 2,33 tỷ USD. Mặt khác, xuất khẩu thương mại của Việt Nam trong những năm gần đây tăng trưởng mạnh mẽ, thặng dư thương mại với các nước phát triển không ngừng phát triển, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, mặc dù xuất khẩu trong năm nay chậm lại, nhưng về trung và dài hạn vẫn còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển.
Các hạng mục đầu tư sản xuất và xuất khẩu thương mại tăng trưởng đã tích cực thúc đẩy nhu cầu và doanh số bán các sản phẩm hóa chất của Việt Nam (vd: nguyên liệu hóa chất cơ bản, chất kết dính, thuốc nhuộm, chất phụ trợ, hóa chất điện tử, công nghệ và sản phẩm cao su) nhu cầu cao cũng thúc đẩy ngành công nghiệp hóa chất trong nước phát triển nhanh chóng.
Những năm gần đây, ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam tăng trưởng với tốc độ đáng kinh ngạc là 12%. Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn “Chiến lược phát triển ngành hóa chất đến năm 2030”, phấn đấu ngành công nghiệp hóa chất tăng trưởng 10 – 11% vào năm 2030 và đặt mục tiêu vào năm 2040. Theo chính sách này, ngày càng có nhiều nguồn lực trong và ngoài nước tập trung vào ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam, đáp ứng yêu cầu trong nước và yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu.
Trong bối cảnh tốt đẹp đó, triển lãm Công nghiệp hóa chất Trung Quốc lần thứ 20 và Triển lãm Quốc tế Công nghiệp hóa chất lần thứ 18 tại Việt Nam, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Sơn và Vật liệu phủ Việt Nam, Triển lãm Quốc tế Băng keo và chất kết dính Việt Nam sẽ được tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh. Triển lãm lần này có 314 doanh nghiệp Trung Quốc tham dự, với 367 gian hàng, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các ngành: thuốc nông dược, phân bón, sơn, thuốc nhuộm, hóa chất xử lý nước, hóa chất cơ bản và máy móc thiết bị hóa chất. Với khoảng 400 doanh nhân tham dự.