8 sai lầm khi đi bộ trên máy làm hỏng buổi tập

SKĐS - Đi bộ trên máy là một cách dễ dàng, đơn giản để duy trì hoạt động trong bất kể thời điểm, thời tiết nào trong năm. Tuy nhiên, việc đi bộ trên máy cần có một số quy tắc để đạt được hiệu suất tập luyện cao nhất.

Việc bám vào tay vịn khi đi bộ trên máy làm giảm hiệu quả tập luyện.

2. Không vung tay tự nhiên

Một lỗi phổ biến khác cản trở sự tiến bộ là không vung tay tự nhiên. Việc giữ tay ở hai bên thân người sẽ không sử dụng phần thân trên và không khiến thời gian đi bộ trên máy thành bài tập toàn thân.

Ngoài ra, việc không di chuyển cánh tay một cách tự nhiên có thể làm mất thăng bằng, làm giảm hiệu quả của bài tập. Khi vung cánh tay một cách tự nhiên sẽ giúp chuyển động đi bộ nhịp nhàng, duy trì sự cân bằng thích hợp.

người phụ nữ đang đi bộ trên máy chạy bộ tại phòng tập thể dục

Việc không vung cánh tay một cách tự nhiên có thể làm mất thăng bằng, làm giảm hiệu quả của bài tập trên máy.

3. Nghiêng về phía trước

Nghiêng người quá xa về phía trước khi đi bộ trên máy có thể làm thay đổi tư thế, dẫn đến khó chịu hoặc chấn thương. Điều này đi ngược lại với tư thế đúng, có thể gây căng thẳng không cần thiết cho phần lưng dưới.

Nên đứng thẳng, giữ vai về phía sau và siết cơ bụng. Duy trì tư thế thẳng đứng giúp giảm căng thẳng cho cơ thể, nâng cao chất lượng buổi tập.

4. Không cài đặt độ nghiêng

Việc không cài đặt độ dốc của máy khi đi bộ sẽ làm giảm hiệu suất của bài tập. Đi bộ trên bề mặt phẳng không thử thách cơ bắp hoặc không nhiều như đi bộ trên độ dốc.

Kết hợp độ dốc vào bài tập đi bộ sẽ tác động đến nhiều nhóm cơ hơn, tăng cường cường độ tập luyện. Đây là cách hiệu quả nhất để mang lại hiệu suất tập luyện cao hơn mà không cần phải điều chỉnh tốc độ quá nhiều.

người phụ nữ đang điều chỉnh độ dốc của máy chạy bộ tại phòng tập thể dục

Kết hợp độ dốc vào bài tập đi bộ sẽ tác động đến nhiều nhóm cơ hơn, tăng cường cường độ tập luyện.

5. Nhìn xuống

Thông thường, người tập có phản ứng tự nhiên khi đi bộ trên máy là nhìn xuống chân. Nhưng đây là một sai lầm. Khi nhìn xuống, người tập có thể khom người, điều này làm căng cổ. Hậu quả là làm mất thăng bằng và dễ bước hụt hơn.

góc nhìn xuống của người đàn ông nhìn xuống khi đang đi bộ trên máy chạy bộ

Khi nhìn xuống, người tập có thể khom người, dễ bị mất thăng bằng và bước hụt.

6. Mang giày dép không phù hợp

Trang bị giày dép phù hợp là điều cần thiết để đi bộ thành công. Giày dép không hỗ trợ hoặc đệm lót phù hợp có thể dẫn đến chấn thương, phồng rộp và các chấn thương liên quan đến bàn chân khác.

Một đôi giày đi bộ phù hợp phải có khả năng hỗ trợ, thoáng khí, bền và vừa vặn.

7. Bước quá dài

Hướng dẫn đi bộ nhanh đúng cáchĐỌC NGAY

Bước quá dài có thể dẫn đến chấn thương hoặc gây áp lực không đáng có lên hông, đầu gối, lưng dưới. Bước quá dài cũng làm gián đoạn kiểu đi bộ tự nhiên, có thể dẫn đến đau cẳng chân và các chấn thương tiềm ẩn khác.

8. Đi bộ quá nhanh hoặc quá chậm

Tốc độ đi bộ có ảnh hưởng đến hiệu suất tập luyện. Đi bộ quá nhanh có thể khiến người tập mất kiểm soát, dẫn đến té ngã hoặc căng cơ. Đi bộ quá chậm không mang lại những lợi ích mong muốn: Đốt cháy ít calo hơn.

Do đó, đừng đi quá nhanh, quá chậm, quá dài hoặc quá ngắn. Sải chân tự nhiên là cách đi bộ thoải mái nhất, mang lại hiệu quả cao nhất.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Nên đi bộ bao nhiêu km mỗi ngày để cơ thể khỏe đẹp? | SKĐS